HND các cấp hỗ trợ thức ăn nuôi tôm, nuôi gà, ống nước và máy bơm cho 4 mô hình kinh tế tại Vinh An, Hương Phong, Lộc Điền và Dương Hòa; triển khai tập huấn môi trường cho 50 hội viên và bàn giao 90 thùng đựng rác cho hội viên xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) thuộc dự án môi trường của HND tỉnh hỗ trợ.
Các cấp HND tổ chức 14 lớp tập huấn cho 1.400 hội viên; khai giảng 1 lớp kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh gà, lợn với 20 học viên tại xã Hồng Thượng và bế giảng 2 lớp đào tạo nghề tại xã A Roàng và xã Hương Thọ với 45 học viên. Đồng thời, tham gia hội chợ trưng bày, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Nam Đông, A Lưới. HND tỉnh tổ chức phiên chợ nông sản trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ II năm 2023 tại phố đi bộ, đường Phạm Hồng Thái.
Hoạt động hỗ trợ vốn tiếp tục được các cấp HND quan tâm hỗ trợ cho HVND đầu tư phát triển sản xuất. Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND) tỉnh giải ngân 7 dự án vay vốn sản xuất với 2,9 tỷ đồng từ nguồn Trung ương và tỉnh. Dư nợ ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội qua kênh HND đến 30/7/2023 đạt 1.130 tỷ đồng với 26.139 hộ vay vốn còn dư nợ, thuộc 689 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, tỷ lệ nợ quá hạn 0,025%. Dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 329 tỷ đồng thông qua 186 tổ vay vốn với 3.111 hộ vay. Dư nợ tại Ngân hàng Liên Việt đạt dư nợ 48,637 triệu đồng cho 1.876 hộ vay thông qua 99 tổ vay vốn.
Nhờ khai thác hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ HTND, nhiều hộ HVND trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Nhìn chung, các dự án đều được đánh giá mang lại hiệu quả rõ nét về kinh tế, có nhiều dự án vay vốn Quỹ HTND đã xây dựng được các mô hình tổ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Qua đó, giúp HVND thay đổi về nhận thức, chuyển đổi từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết nhóm để tập trung nguồn lực đầu tư giúp tăng năng suất và lợi nhuận; góp phần giải quyết cho hơn 2.000 lao động ở nông thôn có thêm thu nhập.
Quỹ HTND tỉnh phê duyệt, giải ngân các dự án tại huyện A Lưới với 2 dự án, số tiền là 600 triệu đồng, cho 20 hộ vay; huyện Nam Đông 3 dự án, số tiền 650 triệu đồng cho 12 hộ vay là đồng bào dân tộc thiểu số và hộ cận nghèo vươn lên hộ khá, không có hộ tái nghèo. Cán bộ HND các cấp đã quản lý, giám sát sử dụng vốn vay có hiệu quả kinh tế, giúp HVND thoát nghèo bền vững, nhiều HVND và Nhân dân tin tưởng, đăng ký vay vốn Quỹ HTND, giúp cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn cần vốn nhân rộng mô hình cây trồng vật nuôi có hiệu quả.
Từ nguồn vốn vay Quỹ HTND tỉnh đã được HVND nhân rộng, như mô hình trồng tràm dược liệu ở xã Phong Hiền, mô hình trồng sen lấy hạt và mai vàng ở xã Điền Hòa và thị trấn Phong Điền, mô hình nuôi tôm công nghệ cao xã Phong Hải (Phong Điền); mô hình nuôi cá lồng trên sông ở xã Quảng Phú (Quảng Điền), mô hình nuôi bò ở huyện A Lưới, mô hình xây dựng nhà màng sản xuất rau an toàn ở huyện Nam Đông; mô hình nuôi xen ghép, mô hình trồng nấm rơm xã Phú Lương (Phú Vang), mô hình trồng thanh trà kết hợp du lịch cộng đồng ở phường Thủy Biều (TP. Huế) và xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy).
Để đảm bảo nguồn vốn được giải ngân đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, tạo cơ hội phát triển Quỹ HTND, theo định kỳ, các cấp HND còn phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn của các hộ dân. Đáng chú ý, để tăng hiệu quả nguồn vốn vay, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh đã gắn hoạt động cho vay vốn với công tác hướng dẫn HVND thành lập các tổ, nhóm liên kết để cùng sản xuất một loại nông sản hàng hóa.
Từ đó, nhằm khuyến khích bà con mạnh dạn chuyển sang phương thức sản xuất theo chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm, giúp đem lại năng suất, hiệu quả và giá trị kinh tế cao hơn. Mức vay vốn Quỹ HTND cho các mô hình bình quân từ 50 đến 70 triệu đồng/hộ đã động viên, khích lệ và thực sự trở thành điểm tựa giúp HVND có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, số hộ khá giàu tăng lên.
Ngoài ra, nguồn vốn còn giúp gắn kết giữa HVND với tổ chức HND. Các dự án vay vốn đạt hiệu quả, động viên hộ mới thoát nghèo bền vững không có hộ tái nghèo, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, các hộ HVND đã phát huy tinh thần hợp tác, tổ chức lại sản xuất theo hình thức liên kết, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng. Nông dân phát huy được nội lực trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đời sống HVND ngày càng được nâng lên, an ninh trật tự tại địa bàn nông thôn được giữ vững.