Đề xuất giải pháp để phát triển đẩy mạnh phát triển Kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Việc phát triển kinh tế tập thể (KTTT) , hợp tác xã (HTX) vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) đóng góp cho xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng DTTS và MN giai đoạn 2021-2030.

 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham gia vào chương trình xây dựng NTM vùng DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh, huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển mạnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó KTTT, HTX là động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phát triển KTTT, HTX vùng DTTS và MN nhanh và hiệu quả sẽ giúp các HTX hoạt động đa dạng về loại hình và hình thức hợp tác, sản xuất gắn với chuỗi giá trị, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, cải thiện môi trường và phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể.

Các HTX chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Internet

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham gia chương trình xây dựng NTM vùng DTST và MN giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đẩy mạnh phát triển KTTT, HTX vùng DTTS và MN theo hướng hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, giúp tái cơ cấu HTX hoạt động kém hiệu quả, phát triển HTX mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, địa phương nhằm triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030.

Khi tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới vùng DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề ra các giải pháp phát triển KTTT, HTX vùng DTTS và MN giai đoạn 2021-2030 như sau

(1) Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân vùng DTTS và MN về bản chất của KTTT, HTX, nhất là về HTX kiểu mới theo phương châm:“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”; Đẩy mạnh tuyên truyền các HTX hoạt động hiệu quả để nhân rộng; Tổ chức diễn đàn, hội thảo, hội chợ theo vùng; HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị; Học tập và phổ biến kinh nghiệm Quốc tế.

(2) Tăng cường công tác đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS; đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và MN. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) vùng DTTS và MN.

(3) Phát triển mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó HTX là nòng cốt, sản xuất gắn với sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng và địa phương phù hợp với mục tiêu, quan điểm và giải pháp theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội; xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển KTTT, HTX (trước mắt ở những vùng sản xuất lớn trong khu thúc đẩy phát triển KT-XH vùng DTTS và MN.

(4) Đổi mới và hoàn thiện các chính sách và nội dung hỗ trợ phát triển KTTT, HTX phù hợp với từng giai đoạn và nhu cầu thực tế; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đất đai, thuế, vốn, phí, lệ phí,... để thu hút các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm đầu kéo thúc đẩy phát triển KT-XH vùng DTTS và MN. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để KTTT, HTX phát triển bền vững.

(5) Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật và chính sách hỗ trợ đặc thù để tạo điều kiện thuận lợi cho HTX thành lập và hoạt động; sửa đổi một số quy định của Luật HTX 2012, Luật Đất đai,... và các pháp luật liên quan, có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất, tạo điều kiện cho HTX sản xuất theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.

(6) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước; vai trò Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội ngành hàng, vai trò nòng cốt của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển KTTT, HTX vùng DTTS và MN. Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của HTX theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX; triển khai có hiệu quả các chương trình, hoạt động đào tạo nghề, lao động ngắn hạn cho khu vực KTTT, HTX.

Phấn đấu đến năm 2025: Thành lập mới 2.000 HTX, trong đó có 200 HTX sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, thu hút nhất 70% số hộ nông dân tham gia HTX, 70% HTX hoạt động hiệu quả, 60% người lao động và thành viên của HTX được đào tạo nghề phù hợp với ngành nghề của HTX, thu nhập bình quân của thành viên HTX tăng 02 lần so với năm 2020, đóng góp của KTTT, HTX vào GRDP vùng DTTS và MN từ 7-10%.

Đến năm 2030: Thành lập mới 3.000 HTX, trong đó có thêm ít nhất 5 HTX có quy mô cấp tỉnh, 01 HTX có quy mô cấp quốc gia và khu vực do người DTTS làm chủ,; thu hút hầu hết hộ cá thể DITS và MN tham gia THT, HTX, liên hiệp HTX, hầu hết các HTX sản xuất gắn với chuỗi giá vùng trị sản phẩm chủ lực của địa phương, hơn 80% người lao động và thành viên HTX được đào tạo nghề, 85% HTX hoạt động hiệu quả, thu nhập bình quân của thành viên HTX tăng 03 lần năm 2020, đóng góp của KTTT, HTX vào GRDP vùng DTTS và MN từ 10-12%.

Theo vca.org.vn

ADMIN
Ngày 02/07/2021