Trang chủ
Giới thiệu
Tin tức - Thông báo
Tin tức
Thông báo
Tư vấn hỗ trợ
Văn bản chỉ đạo của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tư liệu HTX
Văn bản kinh tế tập thể
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Truy cập hiện tại: 39
Tuần này: 238
Số lượt truy cập: 492,826

Hôm nay: 238
Hôm qua: 155
Tuần này: 238
Tuần trước: 1,329
Tháng 12: 49,785
Tháng 11: 53,875

Tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào và công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022

Thực hiện Hướng dẫn số 77/HD-MTTW-BTT và số 78/HD-MTTW-BTT ngày 25/01/2022 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia năm 2022 và Công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn số 43/HD-MTTQ-BTT ngày 18/2/2022 tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào và công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022 trong hệ thống Mặt trận như sau:

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành tốt chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung, giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh SeKong, tỉnh Salavan (Lào), góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tăng cường công tác tuyên truyền biển, đảo nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành pháp luật trong nước và các thỏa thuận, điều ước quốc tế liên quan đến biển, đảo Việt Nam; thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tuyên truyền trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu chính xác, đầy đủ, cũng như thúc đẩy sự đồng thuận, nhất trí về quan điểm, chủ trương, chính sách của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề liên quan đến biển, đảo phù hợp với quy định của Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).

- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước âm mưu lợi dụng các vấn đề liên quan đến biên giới, chủ quyền biển, đảo Việt Nam nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn hại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

2. Yêu cầu

- Các tổ chức thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố Huế chủ động gắn tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền và biển, đảo, thông tin đối ngoại vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và các nội dung hoạt động khác của công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên.

- Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác biên giới trên đất liền và biển đảo trong tình hình mới, nhất là theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các văn bản liên quan nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viênsự đồng thuận trong xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác biên giới trên đất liền biển, đảo.

- Công tác tuyên truyền về biên giới trên đất liềnbiển, đảo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, đáp ứng nhanh chóng, hiệu quả yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể. Đối với những vụ việc phức tạp nảy sinh, cần cung cấp thông tin chính thống kịp thời, chính xác, đúng nguyên tắc, phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng, không tạo cơ hội để các thế lực thù địch, phản động chống phá, làm phương hại đến lợi ích của Việt Nam. Đồng thời quan tâm, xử lý tốt dư luận xã hội về các vấn đề có liên quan đến biển, đảo Việt Nam.

- Công tác tuyên truyền phải đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, thống nhất đồng bộ chia sẻ thông tin giữa các lực lượng làm công tác tuyên truyền; nội dung tuyên truyền kịp thời, chính xác, hiệu quả trong định hướng thông tin, nhất là đối với những vấn đề mới phát sinh; vận dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc thù các tuyến biên giới đất liền và biển, đảo; phát huy các phương thức truyền thông mới, coi trọng chất lượng, hiệu quả và sự phù hợp với đối tượng, địa bàn tuyến biên giới khác nhau và trong bối cảnh, tình hình cụ thể.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Lào

1.1. Tiếp tục tuyên truyền quan điểm của Việt Nam về vấn đề biên giới trên đất liền, việc thực hiện các Tuyên bố chung và Thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao; tuyên truyền về các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến biên giới Việt Nam – Lào, trong đó có “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào” và “Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào”; các thỏa thuận giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước; các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (05/9/1962 – 05/9/2022), 45 năm Ngày ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977 – 18/7/2022), đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về các hoạt động chào mừng "Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào" 2022.

2.2. Tiếp tục tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử, lợi ích của việc xây dựng và quản lý hiệu quả tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định cùng phát triển; việc thực thi có hiệu quả các văn bản pháp lý liên quan đến công tác biên giới giữa hai nước như Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền; Hiệp định Thương mại song phương; Hiệp định Thương mại biên giới... và các tuyên bố chung, thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tuyên truyền thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú.

1.3. Tăng cường tuyên truyền về quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào; các hoạt động hợp tác, trao đổi, giao lưu văn hóa – xã hội của các cấp chính quyền và nhân dân khu vực biên giới hai nước; các mô hình kết nghĩa giữa các địa phương, cụm dân cư, bản – bản và đồn biên phòng giữa hai nước; những thành quả đạt được, đóng góp của việc xây dựng và quản lý hiệu quả tuyến biên giới theo phương châm “hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển” đối với sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như khu vực đến với nhân dân hai bên biên giới và nhân dân thế giới. Chú trọng tuyên truyền việc thực hiện các nội dung Bản Ghi nhớ Chương trình hợp tác giữa Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia và Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023; Hội nghị quốc tế xây dựng đường biên giới Việt Nam – Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giai đoạn 2017 – 2020 (dự kiến tổ chức tại Lào vào quý II/2022 và ký Thông cáo chung giai đoạn 2022 – 2025).

 1.4. Tuyên truyền, thông tin đối ngoại về tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa cư dân hai bên biên giới trong phòng, chống đại dịch Covid – 19; hợp tác phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới Việt Nam – Lào. Tăng cường phổ biến cơ chế, chính sách ưu đãi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới của các địa phương của hai nước đến các doanh nghiệp, người dân hai nước; cũng như các hoạt động giao thương gắn với các biện pháp bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid – 19.

1.5. Tuyên truyền, động viên người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự khu vực biên giới; tuyên truyền nhân rộng các tấm gương điển hình tiên tiến trong công tác giữ gìn, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới; đấu tranh với các hoạt động buôn lậu, nhập cảnh trái phép, hiện tượng di cư tự do và kết hôn không giá thú. Đồng thời nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh.

1.6. Tiếp tục tuyên truyền các nội dung giao ước xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Sêkông và Salavan (Lào) giai đoạn 2017-2020. Đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn ngoại giao nhân dân thăm 2 tỉnh Sêkông và Salavan (Lào).

2.     Tuyên truyền về Biển, đảo

2.1. Tuyên truyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Tuyên truyền việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện những nội dung liên quan đến biển, đảo Việt Nam được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

2.2. Tuyên truyền những cơ sở, chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2.3. Đa dạng hóa nội dung tuyên truyền biển, đảo, trong đó tập trung một số trọng tâm chính: Kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, 10 năm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Biển năm 2012; Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế; Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường; Đảm bảo an ninh – quốc phòng, phát triển kinh tế biển, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển; hợp tác quốc tế về những lĩnh vực liên quan đến biển, đảo.

2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại về biển, đảo Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, đội ngũ báo chí, chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế tham gia các hoạt động thông tin, tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam.

2.5. Tuyên truyền về các chính sách hậu phương quân đội; khích lệ, động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, các lực lượng bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo; khuyến khích nhân dân định cư ổn định lâu dài trên đảo, làm ăn dài ngày trên biển; tuyên truyền bồi đắp tình yêu, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

2.6. Tuyên truyền đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề Biển Đông và mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan trên Biển Đông. Tích cực tiến hành trao đổi, đối thoại với các tổ chức, cá nhân có nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc sai lệch quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo. Quan tâm đến tính đặc thù của từng đối tượng tuyên truyền.

III. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

- Đa dng hóa, hiện đại hóa các phương thức, loại hình thông tin tuyên truyền trong bối cảnh dịch Covid -19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tích cực áp dụng các phương tiện truyền thông mới, nhất là mạng xã hội, như Trang thông tin điện tử, bản tin công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên, fanpage facebook, zalo,…

- Phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng, già làng, trưởng bản, các đoàn viên, hội viên trong công tác tuyên truyền, góp phần củng cố sự đồng thuận trong xã hội đối với các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng và Nhà nước về các vấn đề biển, đảo Việt Nam.

- Tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật nhằm phổ biến rộng rãi, nhanh chóng, hiệu quả đưa thông tin tới đông đảo các tầng lớp nhân dân về các nội dung liên quan đến công tác biên giới đất liền, về biển, đảo Việt Nam.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng hướng dẫn tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào và công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022 trong hệ thống Mặt trận; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền công tác phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới đất liền và biển đảo.

2. Đề nghị các tổ chức thành viên MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền phù hợp với tổ chức mình để triển khai thực hiện hiệu quả trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về công tác biên giới trên đất liềnbiển đảo năm 2022 gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn hình thức, phương thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng, địa bàn và trong bối cảnh, tình hình cụ thể.

3. Căn cứ vào Hướng dẫn này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố triển khai thực hiện:

- Xây dựng văn bản phối hợp với các ban, ngành và tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền về công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền; về công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022 gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương; đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tuyên truyền biển, đảo theo đúng định hướng.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tuyên truyền các nội dung về công tác biên giới đất liền; về biển, đảo năm 2022; bám sát các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ quốc gia và biển, đảo; đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động của Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, Chương trình hành động của Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận và các đoàn thể phát động phù hợp với thực tế ở địa phương, cơ sở.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung về công tác biên giới đất liền giữa Việt Nam - Lào trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, về biển, đảo. Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền các hoạt động giao lưu, kết nghĩa tặng quà cho các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở các đồn biên phòng, vành đai biên giới.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về cung cấp thông tin và sử dụng thông tin của Đảng và Nhà nước đã ban hành liên quan đến biên giới đất liền và biển, đảo. Chủ động nắm tình hình dư luận xã hội nảy sinh, không để hình thành các “điểm nóng” liên quan đến biên giới đất liền, về biển, đảo Việt Nam, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động. Đồng thời Đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp và hiệu quả. Quá trình tổ chức thực hiện đề nghị có báo kết quả gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (trước ngày 15/11/2022, qua Ban Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, 47 Hai Bà Trưng, TP Huế; Email: tuyengiaomthue@gmail.com).

lmhtx

Nguyễn Như Thi
Ngày 01/03/2022
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ QUAN

Video tổng hợp
LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Địa chỉ: 16 Nguyễn Lương Bằng.TP Huế; Tel:0234.3833105;Fax: 0234.3833105
Sở Thông tin & Truyền thông Tỉnh cấp giấy phép số: 03/GT-TTĐT cấp ngày 18/8/2014
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Lưu Quốc Doãn - Chủ tịch Liên minh Tỉnh.
Design by HueTechCo-op