Trang chủ
Giới thiệu
Tin tức - Thông báo
Tư vấn hỗ trợ
Văn bản chỉ đạo của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tư liệu HTX
Tư liệu
Văn bản kinh tế tập thể
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Truy cập hiện tại: 23
Tuần này: 800
Số lượt truy cập: 485,079

Hôm nay: 98
Hôm qua: 109
Tuần này: 800
Tuần trước: 1,064
Tháng 11: 51,610
Tháng 10: 49,853

Kinh nghiệm phát triển HTX Nhật Bản: Có thể tham khảo cho HTX nông nghiệp Việt Nam

Một là, tăng cường các hoạt động phục vụ nhu cầu cần thiết của xã viên.
 

         Để tận dụng triệt để tính ưu việt của tổ chức HTX, HTX nông nghiệp của Việt Nam, ngoài việc củng cố các hoạt động truyền thống như dịch vụ thủy lợi, điện, phòng trừ sâu bệnh, làm đất, cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất… cần mở thêm các hoạt động mà HTX nông nghiệp Nhật Bản hiện đang làm, cụ thể là: Hướng dẫn làm trang trại; hướng dẫn bà con tổ chức cuộc sống tốt hơn, nghiên cứu và phát triển thị trường hàng hóa nông sản; chế biến sản phẩm; cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống của nông dân; cung cấp tín dụng, bảo hiểm, phúc lợi, du lịch, giáo dục, quan hệ cộng đồng, tổ chức vận động hành lang…

 

            Hai là: mở rộng quy mô HTX 

 

           Mở rộng quy mô HTX bao gồm tổng số xã viên tham gia và tăng vốn góp của từng thành viên. HTX càng có nhiều xã viên, quy mô vốn góp của HTX càng lớn, thì triển khai các dịch vụ theo nhu cầu chung của xã viên càng hiệu quả. Quy mô xã viên bình quân ở Nhật Bản là 7.684 xã viên/HTX, trong khi ở Việt Nam là 500 xã viên/HTX. Tỷ lệ vốn góp tính theo tháng thu nhập ở Nhật Bản cũng lớn hơn, với vốn góp bình quân tương đương 2 tháng thu nhập. Ở Việt Nam, con số này chỉ vài chục ngàn đồng, tương đương 1/10 thu nhập hàng tháng của bà con xã viên.

 

            Ba là, từng bước thành lập Liên đoàn HTX nông nghiệp 

 

           Mô hình HTX nông nghiệp Nhật Bản cần được nghiên cứu và học tập, đồng thời có sự cân nhắc tới điều kiện cụ thể của Việt Nam và bối cảnh hội nhập quốc tế. Cần học hỏi mô hình Liên đoàn HTX nông nghiệp Nhật Bản trong việc từng bước thành lập Liên đoàn HTX nông nghiệp bằng việc sát nhập, hợp nhất HTX thành các HTX có mô hình lớn để tạo sức mạnh liên kết và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.            Bốn là, thường xuyên nâng cao năng lực quản lý HTX  

 

          Muốn HTX phát triển tốt cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, tâm huyết, được đào tạo và gắn bó với sự nghiệp phát triển HTX. Công tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý HTX nông nghiệp tại Nhật Bản là nội dung hoạt động hết sức quan trọng. Hàng năm, HTX dành khoản ngân sách lớn cho hoạt động này, tất cả Liên đoàn cấp địa phương đều có trung tâm đào tạo HTX. Các khóa học ngắn hạn được mở ra thường xuyên nhằm cung cấp thông tin và phổ cập kiến thức quản lý mới giúp những người quản lý HTX cùng tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. 

 

           Năm là, tăng cường hỗ trợ và giám sát của Nhà nước đối với HTX  

 

          Khuôn khổ pháp lý hiện đối với HTX ở Việt Nam đã có nhưng chưa hoàn thiện, nhiều quy định  còn chưa đúng với bản chất HTX, một số quy định không nhất thiết thì lại thi lại được ban hành, trong khi đó, một số quy định quan trọng lại không được ban hành. Công tác hỗ trợ, giám sát của nhà nước cũng chưa được quan tâm đúng mức. Để tăng cường các hoạt động này, trước hết phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với  HTX nông nghiệp. 

 

           HTX nông nghiệp có đặc thù là gắn với thôn bản, làng xóm nên có thể thu hút cộng đồng dân cư thông qua HTX các công trình cộng đồng như trường học, trạm  y tế, đường giao thông, thủy lợi…  

 

          Sáu là, khuyến khích và hướng dẫn nông dân làm nông trại 

 

           Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, là quy luật phát triển chủ yếu  của sản xuất nông nghiệp hàng hóa và đã được Nhật Bản áp dụng và có kinh nghiệm nhiều năm qua. Vì vậy, cần có nhận thức đúng đắn vị trí quan trọng của của kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, có cơ chế cho các chủ trang trại tích tụ đất đai, thu hút lao động vào trang trạng; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, đưa các giông cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường cạnh tranh trên thị trường. 

 

           Kết luận: 

 

           HTX nông nghiệp không chỉ có ở Việt nam, mà đã và đang tồn tại và phát triển mạnh tại các nước tư bản có nền kinh tế thị trường phát triển như Nhật Bản và nhiều nước khác. Để phát triển bền vững, song hành với việc rút kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong quá trình phát triển HTX trước đây ở Việt Nam, HTX nông nghiệp cần được nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế của các nước đi trước như Nhật Bản để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy tối đa tính ưu việt của thể chế này. 

           Nhật Bản đã trải qua  lịch sử phát triển HTX từ hơn 100 năm mới đạt được kết quả như ngày nay. Vì vậy, việc phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì trong chính sách phát triển. Việt Nam tuy có lợi thế của nước đi sau, có thể học hỏi để rút ngắn thời gian phát triển nhưng cũng có bất lợi là sự ảnh hưởng nặng nề của mô hình HTX cũ nên việc tuyên truyền làm thay đổi nhận thức về HTX, phổ biến các mô hình HTX của các nước như Nhật Bản là hết sức khó khăn.
Ban quản trị
Ngày 26/04/2018
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ QUAN

Video tổng hợp
LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Địa chỉ: 16 Nguyễn Lương Bằng.TP Huế; Tel:0234.3833105;Fax: 0234.3833105
Sở Thông tin & Truyền thông Tỉnh cấp giấy phép số: 03/GT-TTĐT cấp ngày 18/8/2014
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Lưu Quốc Doãn - Chủ tịch Liên minh Tỉnh.
Design by HueTechCo-op